Loading...
Đăng nhập

Thời tiết mùa đông xuân thường lạnh, mưa gió và độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp: như cảm cúm, ho viêm họng, viêm phế quản .Trẻ em, nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non là đối tượng dễ bị mắc bệnh nên các cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.

*Một số bệnh thường gặp vào mùa đông xuân:

1.Sởi

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút gây ra, bệnh có tính lây truyền qua đường hô hấp do các chất tiết của mũi, họng có chứa vi rút sởi bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân nói chuyện, ho, hắt hơi… Bệnh thường hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tất cả những trẻ chưa mắc bệnh Sởi hoặc chưa được tiêm vắc xin phòng sởi thì đều có thể mắc bệnh này.

Bệnh biểu hiện với các triệu chứng lúc đầu chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn hoặc có rối loạn tiêu hóa. Sau đó bệnh nhân sốt cao 39 – 40 độ C, có thể lên đến 41 độ C, kèm theo nhức đầu, đau mỏi cơ khớp, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, tiêu chảy, khám họng có thể thấy những chấm trắng nhỏ nổi trong niêm mạc má màu đỏ, sung huyết. Tiếp đó là giai đoạn phát ban, trẻ vẫn sốt cao 40 độ C, ban mọc theo trình tự, bắt đầu ở vùng đầu, trán, sau tai sau đó lan xuống mặt, gáy, lưng,tay,chân (kéo dài 3 – 4 ngày).

  1. Viêm họng cấp tính:

Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A, có nhiều trường hợp do vi rút. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim.

Chính vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đúng mức tới sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng.

  1. Viêm amidan

     Triệu chứng đầu tiên khi trẻ bị viêm amindan, trẻ sẽ cảm thấy khó nuốt, đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói, trẻ cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt cao hơn 38 độ C.Bên cạnh đó, khi trẻ bị amidan trẻ sẽ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và góc hàm của trẻ có thể nổi hạch.

Trong trường hợp trẻ bị viêm amidan mãn tính trẻ sẽ ngáy khi ngủ và chủ yếu thở bằng miệng. Khi nói chuyện, trẻ sẽ phát âm giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm. Tình trạng viên amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ và sẽ ảnh hưởng đến chức năng tai của trẻ.

 

  1. Viêm khí phế quản, biến chứng viêm phổi:

Khí quản là ống dẫn lớn nhất trong hệ thống hô hấp. Viêm khí phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời hoặc theo diễn biến của bệnh… Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ, nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi rất nguy hiểm với các triệu chứng sốt cao, ho khạc, ho đàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, trẻ nằm ì một chỗ, li bì.

Sốt là biểu hiện chung hay gặp dưới các dạng như sốt phát ban, quai bị, ho gà, cúm.. là bệnh thường gặp trong mùa đông xuân, thời tiết lạnh, mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Mặt khác do ảnh hưởng của thời tiết, nên bề mặt niêm mạc yếu, dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp. Đối tượng dễ mắc bệnh chủ yếu là người già và trẻ em do sức đề kháng yếu. Những triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết khi mắc bệnh như sốt, hắt hơi liên tục, chảy chảy nước mắt, nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu... Nếu ở thể nhẹ, người bệnh có thể sốt từ 3-5 ngày, sau đó bệnh tự khỏi. Hiện nay tuy bệnh sốt vi rút chưa ở diện rộng, nhưng do dễ lây nhiễm, nên cần chú trọng đến việc phòng chống bệnh.

Sốt vi rút là bệnh lây truyền mạnh qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) nhất là trong môi trường tập thể: trường học, công sở, nơi công cộng. Bệnh có thể gây biến chứng dẫn đến viêm long đường hô hấp cấp trên..Trẻ em, nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non là đối tượng dễ bị mắc bệnh nên các bậc phụ huynh cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.

Để phòng tránh sốt vi rút nói riêng và các bệnh thường gặp vào mùa đông -xuân nói chung,  cần thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân tốt  như vệ sinh răng miệng bằng dung dịch nước muối hoặc nước súc miệng fluor, nhỏ thuốc mũi, thuốc mắt. Hoặc theo phương pháp chữa bệnh cổ truyền, lấy tỏi giã lấy nước nhỏ mũi cũng rất hiệu quả.

Thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao nên phải giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực. Tăng cường chế độ dinh dưỡng, nên ăn thức ăn khi còn nóng, cung cấp cho cơ thể đủ lượng ca-lo cần thiết để tăng sức đề kháng.

Cần giữ gìn vệ sinh nơi ăn ở và môi trường xung quanh, như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh...Nếu trường hợp các con bị sốt vi rút, hoặc sốt chưa rõ nguyên nhân, không nên đến trường, cần nghỉ học, tránh lây nhiễm cho các bạn khác, mặt khác, bố mẹ  cần đưa đến cơ sở y tế để các thầy thuốc chẩn đoán, tư vấn chăm sóc và chỉ định điều trị.Nếu có việc phải đến chỗ đông người nên đeo khẩu trang. Trường hợp bệnh nhẹ, các em có thể tự chăm sóc tại nhà bằng thuốc hạ sốt, giảm đau

          Khi trẻ sốt dễ mất nước, vì vậy các em cần được uống đủ nước (nước đun sôi để ấm), nhất là nước hoa quả, dùng khăn chườm mát hạ sốt. Không nên mặc quá nhiều quần áo, tránh tình trạng làm sốt cao hơn, ra mồ hôi khiến bị cảm lạnh. Nhắc cha mẹ nên cho chúng ta ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn loãng, dễ tiêu. Nếu các em thấy mình sốt cao, kéo dài cần bảo bố mẹ đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE :

EMAI : mn.lat.con@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 41
Hôm qua : 42
Tất cả : 10027